Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Lạc vào khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Quế Phong

Khu bảo tồn thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trong bảo vệ sự đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan môi trường Xanh. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thành lập sẽ góp phần bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa cảnh quan, môi trường rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Quế Phong theo quy định của pháp luật.
Những cây gỗ lớn ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt



Ngày 23/6/2013 , Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An phối hợp với UBND huyện Quế Phong công bố quyết định số 340/QĐ -UBND chuyển đổi Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quế Phong thành khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tại huyện Quế Phong.

Theo đó, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Hoạt có tổng diện tích hơn 90.000ha, thuộc địa bàn 9 xã: Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhóng, Cắm Muộn và Châu Thôn. Đây là một trong những khu vực của tỉnh Nghệ An còn đa dạng về sinh học.
Toàn bộ khu bảo tồn có 85.761,43 ha rừng và đất lâm nghiệp (diện tích rừng đặc dụng 34.589,89 ha, rừng phòng hộ 51.171,54 ha) trên địa bàn 9 xã (Tri Lễ, Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn và Châu Thôn). Theo đánh giá, rừng Pù Hoạt có tính đa dạng sinh học cao với 800 loài thực vật, trong đó có hơn 30 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, bao gồm nhiều loại cây giá trị như trai, sến mật, táu mật, chò chỉ, tô hạp, pơ mu...; đáng chú ý là quần thể sa mu có đường kính trung bình trên 1,5-2m, cao trên 45m, đặc biệt có cây đường kính rộng đến 2,8m, cao trên 50m.
Con suối trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Đặc biệt, hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa trao bằng vinh danh quần thể 56 cây sa mu dầu, 5 cây phay sừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) là cây di sản Việt Nam.
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, quần thể cây Sa mu dầu phân bố thành 7 khu vực với số lượng hàng nghìn cây, nằm trong những cánh rừng tự nhiên chạy dọc biên giới Việt Lào, thuộc địa bàn 3 xã Nậm Giải, Hạnh Dịch, Tri Lễ (huyện Quế Phong).
Trong số 56 Sa mu dầu được công nhận là cây di sản Việt Nam, cây có đường kính lớn nhất là 3,7 m, cao 60 m; còn lại có đường kính hơn 2m, bình quân hơn 50m.
Cây Samu lớn ở trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Cây phay sừng cũng là một trong những loài thực vật to lớn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. 5 cây phay rừng được công nhận là cây di sản Việt Nam phân bố ở độ cao 850 m so với mặt nước biển.
Động vật rừng ở Pù Hoạt cũng đa dạng không kém với hàng trăm loài có xương sống thuộc 4 lớp:thú, chim, bò sát và lưỡng cư. Thú quý hiếm có voi, hổ, báo hoa mai, báo gấm…
Phát hiện loài cá cam cực quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Về chim, có gà tiền mặt vàng, gà lôi trắng, công, hồng hoàng, cao cát bụng trắng. Về bò sát có rùa núi viền, rùa hộp trấn vàng, rùa đầu to, rùa đất, hổ mang, trăn gấm, trăn đất... Do diện tích quản lý chủ yếu là vùng sâu, vùng xa (giáp ranh biên giới Việt - Lào, tỉnh Thanh Hóa và huyện Tương Dương, Nghệ An), địa hình đi lại hiểm trở, nhiều tuyến đường bị chia cắt nên công tác bảo vệ, phát triển rừng gặp khá nhiều khó khăn.

Với sự đa dạng sinh học cao, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cùng với văn hóa người dân bản địa trở thành điểm du lịch được nhiều bạn trẻ và các nhà khoa học lựa chọn khi du lịch Quế Phong. Họ thường mua vé máy bay đi Vinh rồi theo quốc lộ 48 theo con đường chênh vênh với núi đồi trập trùng.








0 nhận xét:

Đăng nhận xét